Quyền LGBT ở Việt Nam

Người LGBT ở Việt Nam bao gồm những người đồng tính luyến ái, song tính luyến ái và người chuyển giới ở Việt Nam. LGBT là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu gồm Lesbian, Gay, Bisexual, và Transgender/transsexual people (những người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người song tính và người chuyển giới trong tiếng Anh). Mặc dù hiếm có ghi nhận, đồng tính luyến ái trong thời kỳ cận đại của lịch sử Việt Nam từng được nhắc tới trong một số tài liệu. Hiện nay, không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Năm 2012, Bộ Tư pháp cho rằng "xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người cùng giới tính cần được công nhận", nhưng cũng nói thêm "Xét về văn hóa tập quán của gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã hội của quy định pháp luật chưa được dự báo hết; thì ở thời điểm này việc thừa nhận người cùng giới tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn quá sớm"

Về số lượng người đồng tính ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thực sự chính xác vì chưa có một cuộc thống kê chính thức mang tính quy mô và toàn diện được tổ chức. Theo ước tính của bác sĩ Trần Bồng Sơn , số đồng tính nam ước tính là khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số). Một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Việt Nam hiện đang có khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59.

Về số lượng người chuyển giới, năm 2015 Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã nhận được gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới sau khi họ đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi được Quốc hội thông qua.

Từ cuối thập niên 2000, cùng với sự cởi mở hơn đối với giới LGBT ở các nước phát triển, LGBT ở Việt Nam bắt đầu được đề cập và nhìn nhận dần dần ở nhiều lĩnh vực. Cho đến nay, mặc dù hôn nhân đồng tính chưa được hợp pháp hóa, Việt Nam là nước dẫn đầu ở Đông Nam Á trong công nhận quyền lợi của LGBT. Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều nước trên thế giới, nam có quan hệ tình dục với nam ở đô thị vẫn tiếp tục là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV, đây là một trong những thử thách lớn cho công tác tuyên truyền và các hoạt động phòng chống HIV.

Bir diğer LGBT derneği Kaos GL ise 1994'ün Eylül ayında Türk eşcinsellerin bir araya gelerek, maruz bırakıldıkları ayrımcılığa karşı mücadele ederek özgürleşmek amacıyla Ankara'da kurdukları, “eşcinsellerin kurtuluşunun heteroseksüelleri de özgürleştireceği” fikrini şiar edinmiş bir LGBT derneğidir. Kaos GL kurulduğundan itibaren Kaos GL dergisini çıkarmaktadır. 20 Eylül 1994’te Kaos GL Dergisi'nin ilk sayısı yayınlandı ve dergi hala yayına devam etmektedir. Dernek 15 Eylül 2005 tarihinde tüzel kişilik kazandı. Ancak Ankara Valiliği "4721 sayılı Türk Medeni Kanunu'nun 56. Maddesinde yer alan "Hukuka ve ahlaka aykırı dernek kurulamaz" hükmüne dayanarak derneğin tüzüğünün ve isminin ahlaka aykırı olduğu gerekçesiyle kapatılması için Cumhuriyet Savcılığına başvurdu. Valiliğin başvurusunu inceleyen Basın Savcısı ise dava açılmasına gerek görmedi, böylelikle Kaos GL Türkiye’de tüzel kişilik kazanan ilk LGBT derneği oldu.